Cấu tạo Mã_đầu_cầm

Mã đầu cầm trưng bày ở một bảo tàng ở Mông Cổ

Đàn gồm một cần bằng gỗ dài khoảng 120 cm,một đầu cắm xuyên qua còn gọi là thùng đàn: bằng gỗ, hình thang cân. Đáy lớn nằm phía dưới, rộng khoảng 24–36 cm, đáy nhỏ nằm phía trên rộng khoảng 14–26 cm. Cạnh 2 bên khoảng 31–40 cm. Thành đàn làm bằng gỗ thông, dày khoảng 8–10 cm. Mặt đàn bằng gỗ cẩm lai, mặt sau từ gỗ tùng. Hai dây đàn bằng dây cước loại dày hoặc bằng dây thép dày. Trên cần đàn có chạm khắc hình đầu con ngựa. Cung vĩ của mã đầu cầm là cung vĩ rời, dây kéo làm bằng lông đuôi ngựa dài khoảng 72 cm[1]. Trên cần có 2 trục điều chỉnh, bên trái là âm trầm còn bên phải là âm cao. Đàn có lỗ F tương tự violin hay cello ở 2 bên mặt đàn. Ngựa đàn là một bộ phận hoàn toàn tác biệt với hộp đàn của mã đầu cầm, bộ phận này giúp nâng đỡ và chịu lựa căng của các dây đàn. Và ngựa đàn chỉ liên kết với hộp đàn khi chịu lực từ dây đàn tác động lên mặt của hộp đàn. Ngoài nhiệm vụ trên, ngựa đàn còn hoạt động như một chiếc cầu để chuyển tiếp âm thanh từ dây đàn xuống hộp đàn. Chính vì vậy mà chất liệu, độ bền và vị trí của ngựa đàn mã đầu cầm cũng sẽ tác động đến chất lượng âm thanh của mã đầu cầm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mã_đầu_cầm http://mongolembassy.com/eng_aboutmongol/culture.a... http://www.tudou.com/programs/view/WQ-3GJQvk68/ http://musicaltales.wordpress.com/category/introdu... http://v.youku.com/v_show/id_XMzk1NDM1Mjg=.html http://www.silkroadproject.org/MusicArtists/Instru... http://www.zwbk.org/zh-cn/zh-tw/Lemma_Show/77441.a... https://web.archive.org/web/20050309091906/http://... https://web.archive.org/web/20110707013004/http://... https://web.archive.org/web/20110722031407/http://... https://web.archive.org/web/20131019144259/http://...